Từ ngày 15/06/2022-25/06/2022, nhập mã AVKM001 để giảm giá 100% combo đầu cho 500 khách hàng đầu tiên.
1.THẢO DƯỢC XÔNG CẢM AN VIỆT
Ưu điểm:
Thành phần: 100% thảo dược sạch từ thiên nhiên: Bạc hà, Cúc hoa, Mạn kinh tử, Kinh giới, Bạch chỉ, Vỏ bưởi
Công dụng:
Đối tượng sử dụng:
Cách sử dụng:
Tác dụng của xông hơi đối với sức khoẻ và cách thực hiện an toàn, hiệu quả
Xông hơi là phương pháp dân gian được lưu truyền lâu đời. Xông hơi đúng cách mang lại nhiều hiệu quả thư giãn, giúp tinh thần thoải mái và giảm mệt mỏi. Một số căn bệnh thông thường như cảm, ho, đau đầu nhẹ có thể sử dụng biện pháp xông hơi để điều trị mà không cần dùng thuốc. BlogAnChoi xin chia sẻ một số tác dụng của xông hơi trong bài viết dưới đây thường dùng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Theo y học phương Đông, xông hơi là một trong những phương pháp chữa bệnh và giải độc cơ thể rất hiệu quả. Hơi nước từ nồi nước xông bốc lên có tác dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết, tác động tốt đến hệ hô hấp. Hơn nữa còn giúp đào thải các hàn khí ra ngoài theo tuyến mồ hôi.
Xông hơi giúp sưởi ấm cơ thể và thư giãn tinh thần, có tác dụng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Xông hơi sẽ càng phát huy tác dụng khi sử dụng các loại dược liệu dân gian như lá sả, lá bưởi, gừng, kinh giới, tía tô, bạc hà… Vì tinh dầu có trong các loại dược liệu này có tính sát khuẩn cao, tác động đến đường hô hấp sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
Đối với những bệnh cảm nhẹ, đau đầu thông thường có thể áp dụng xông hơi với các dược liệu như sả, gừng, tía tô, bạc hà, chanh… giúp giải cảm, làm dịu cơn đau đầu và chóng mặt. Hơi nóng từ nồi xông cùng với tinh dầu của dược liệu làm giãn nở các mạch máu, điều hòa khí huyết sẽ hỗ trợ quá trình đào thải độc tố. Đặc biệt, sau khi xông, da trở nên mềm mại và mát dịu hơn, giúp cơ thể được thư giãn.
Trong quá trình ăn uống đã khiến cơ thể chúng ta lưu trữ nhiều độc tố. Vì vậy hãy thực hiện việc ăn uống lành mạnh và đảm bảo vệ sinh, bên cạnh đó cũng cần duy trì xông hơi đều đặn 2 lần/tuần sẽ hỗ trợ giải trừ độc tố trong cơ thể thông qua tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, việc đào thải chất độc do gan đảm nhiệm là chủ yếu nên cần kết hợp ăn uống các loại thực phẩm có tác dụng giải độc và tăng cường chức năng cho gan để đạt hiệu quả cao hơn.
Nếu thực hiện xông hơi đúng cách và duy trì đều đặn khoảng 2 lần/tuần cũng có tác dụng giảm cân, giữ dáng, vì lượng mồ hôi tiết ra rất nhiều, hơi nóng từ nước xông sẽ phân hủy một lượng mỡ thừa nhất định để điều hòa thân nhiệt làm cho cơ thể thon gọn hơn. Bạn cũng cần tập luyện hình thể và ăn uống điều độ thì việc giảm cân không phải là vấn đề nan giải.
Đối với hệ hô hấp xông hơi cũng phát huy được tác dụng vốn có của mình, không khí nóng làm tăng cường cung cấp máu cho lớp niêm mạc đường hô hấp, giúp tái tạo biểu mô và lưới mao mạch trong phổi. Nhờ tác động của nhiệt, các ống phế quản giãn rộng từ đó việc hít thở sẽ dễ dàng hơn.
Được xem là phương pháp làm sạch da hiệu quả, xông hơi làm tăng tiết mồ hôi và giãn nở lỗ chân lông giúp làm sạch bụi bẩn trên da. Hơn nữa hơi nước xông sẽ làm ấm da, có tác dụng giúp tăng lưu lượng máu đến da, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái hơn.
Hỗ trợ điều trị Covid
Xông lá, tinh dầu làm dịu triệu chứng hô hấp, dịu thần kinh, giảm đau nhức nhưng không thể chữa khỏi Covid-19.
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị Covid-19, bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM Cơ sở 3, cho biết. Bệnh nhân được chăm sóc, điều trị tùy theo triệu chứng, tình trạng bệnh. Khi có triệu chứng hô hấp (nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu) có thể xông thảo dược để vừa giảm triệu chứng, vừa làm dịu thần kinh, giảm đau nhức, an thần, dễ ngủ.
"Tuy nhiên, xông hơi không có thể giúp ngăn ngừa, chữa khỏi bệnh Covid-19", bác sĩ Vũ nhấn mạnh.
Ông phân tích, nCoV không sống bên ngoài tế bào. Khi nhiễm, virus sẽ chui vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, nhờ tế bào của người bị nhiễm sản xuất ra nhiều virus mới và xâm nhiễm qua các tế bào lân cận qua khoảng kẽ những tế bào.
Xông nóng chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, tức không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào. Vì thế súc họng hay xông mũi họng cỡ nào cũng không tiêu diệt được chúng, cũng như không ngăn chặn được việc lây nhiễm bệnh. Xông hơi do đó chỉ có tác dụng giảm triệu chứng hô hấp, giúp người bệnh đỡ nghẹt mũi, khô họng, loãng đàm.
Cụ thể, hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông thảo dược làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, giúp người bệnh có cảm giác rất dễ chịu. Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, giúp dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi. Độ nóng thích hợp sẽ tạo cảm giác thư giãn thoải mái, giảm đau nhức cơ.
Tinh dầu nhìn chung đều mang các hợp chất kháng khuẩn, khi đi vào cơ thể giúp diệt mầm bệnh. Các hợp chất này tùy thuộc vào loại dầu cụ thể, nhưng có hai hợp chất đáng kể là aldehyde và phenol. Aldehyde là một chất khử trùng phổ rộng với khả năng khử trùng và tiêu diệt nấm, virus, vi khuẩn. Còn phenol là hợp chất hoạt động như chất chống oxy hóa, cũng đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn.
Khi ta hít vào, các phân tử mùi hương trong tinh dầu sẽ đi trực tiếp từ dây thần kinh khứu giác lên não, đặc biệt tác động đến hạch hạnh nhân, trung tâm cảm xúc của não. Qua đó, liệu pháp mùi thơm có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, buồn nôn, kích thích giúp phục hồi khứu giác trong trường hợp người bệnh mắc Covid-19 gây mất hoặc giảm khứu giác.
Để xông đúng cách, hiệu quả và an toàn thì trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông.
Nếu xông toàn thân, nơi xông phải kín gió. Đặt nồi xông thật vững chắc ở trên nền nhà (mặt bàn, giữa giường). Người bệnh ngồi cạnh nồi xông, chống hai tay bên cạnh nồi xông, cúi khom sao cho đầu-cổ-ngực ở phía trên miệng nồi, nơi trực tiếp hứng nhiều hơi thuốc. Người bệnh mở hé nắp nồi để hơi thuốc thoát ra từ từ vừa đủ sức chịu đựng. Người nhà dùng chăn mỏng phủ kín toàn bộ người bệnh và nồi xông. Khi mồ hôi đã ra nhiều ướt áo thì ngừng xông, lau khô người, thay áo, đắp chăn nằm nghỉ.
Xông đầu mặt cũng tương tự, nhưng chỉ cần phủ khăn vùng đầu mặt. Bệnh nhân hít thở sâu để hơi nước và tinh dầu đi vào vùng mũi họng. Sau khi xông lau khô vùng đầu mặt. Xông vùng mặt có tác dụng khác là giúp da mặt sáng, mịn màng, loại bỏ bã nhờn, làm se khít lỗ chân lông.
Người bệnh nên kết hợp cả hai phương pháp này xen kẽ. Nếu chỉ có triệu chứng khó chịu về đường hô hấp trên (sổ mũi, nghẹt mũi, giảm, mất mùi...) thì chỉ cần xông vùng đầu mặt là được. Nếu có thêm các triệu chứng toàn thân như sợ lạnh, nhức đầu, nhức mỏi toàn thân thì nên xông toàn thân. Xông toàn thân tối đa mỗi tuần 2-3 lần, xông vùng đầu mặt thì mỗi ngày1-2 lần, mỗi lần không quá 15-20 phút. Xông quá lâu gây đổ mồ hôi nhiều, làm mất nước, chóng mặt, khó chịu.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... bệnh nhân cần ngừng ngay. Trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu người bệnh sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế. Bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.
Đặc biệt, những người sốt cao, sợ nóng không sợ lạnh, ra nhiều mô hôi, không khát nước; cơ thể suy nhược, vừa ốm khỏi, già yếu, mệt mỏi, thiếu máu, đang mang thai hoặc vừa mới sanh, đang bị tiêu chảy; cảm nắng, có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả... không nên xông.
"Chỉ những người có triệu chứng mới nên xông hơi, không nên lạm dụng và chỉ nên xông hơi một mình. Nên tuân thủ những phương pháp phòng ngừa Covid-19 chính thống, không nên tin tưởng vào những lời đồn thổi truyền miệng", bác sĩ Vũ khuyến cáo.
Vấn đề cần lưu ý khi xông hơi
Thành phần:
100% thảo dược sạch từ thiên nhiên: Lá lốt, Bạch chỉ, Gừng, Quế chi, Ngải cứu, Dây đau xương
Ưu điểm:
Công dụng:
- Phòng và hỗ trợ điều trị thấp khớp, chân tay rũ mỏi.
- Thải độc, kích thích và tuần hoàn máu.
- Điều hòa huyết áp, chữa lạnh tay chân.
- Giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.
- Giảm mùi hôi bàn chân.
Đối tượng sử dụng:
Cách sử dụng:
- Ngâm 01 gói thảo dược vào chậu nước sôi từ 10-20 phút
- Khi nước còn đang nóng, xông 2 bàn tay, 2 bàn chân trên hơi nước đang bóc lên để thuốc có tác dụng tốt hơn khi ngâm.
- Chờ nước ấm hoặc pha thêm nước lạnh cho đến nhiệt độ phù hợp rồi ngâm ngập cổ chân trong 20-30 phút
- Làm ấm lại nếu nước quá nguội
- Lau khô chân, không đi chân trần tiếp đất sau khi ngâm
- Ngày sử dụng 2 lần ngâm sáng và tối, mỗi lần 1 gói
Bảo quản
Bảo quản nơi thông thoáng, tránh ẩm ướt
Hạn sử dụng: in trên bao bì
Lưu ý: không sử dụng cho phụ nữ mang thai
--------------------------------------------------------
TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA THẢO DƯỢC NGÂM CHÂN
Từ rất lâu, việc ngâm chân với các loại thảo dược đã được xem là phương pháp dân gian trị được nhiều căn bệnh và còn giúp tăng cường sức khỏe. Việc ngâm chân thường xuyên bằng thảo dược có rất nhiều tác dụng quan trọng như giúp lưu thông huyết mạch chữa các bệnh về chân, giảm stress, rối loạn thần kinh, mất ngủ, chữa phong tê thấp, đau lưng, lưu thông máu kém, mệt mỏi, mất ngủ, đau nửa đầu , đau cổ, vai,….
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân bằng thảo dược là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Do đó, việc giữ ấm và chăm sóc bộ phận này đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm. Ngâm chân nước thảo dược là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả vì mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Ngâm chân bằng bột thảo dược 100% từ thiên nhiên có rất nhiều tác dụng
VÌ SAO NÊN NGÂM CHÂN BẰNG THẢO DƯỢC
Ngâm chân bằng thảo dược là một liệu pháp mang đến nhiều lợi ích bất ngờ, rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi, người ít vận động như dân văn phòng hay người bị mắc các bệnh viêm khớp, huyết áp cao.
Bàn chân có hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết kết hợp với nhiều động mạch, tĩnh mạch. Theo y học Cổ Truyền “Lục phủ ngũ tạng ” đều thu nhỏ trong lòng bàn chân, đôi bàn chân khỏe thì cả cơ thể cũng khỏe mạnh.
Việc massage & ngâm chân với thảo dược có khả năng xóa tan và loại bỏ những chất cặn lắng đọng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, cân bằng và cải thiện trường điện từ trong cơ thể, điều chỉnh âm dương và chức năng thần kinh. Bên cạnh đó có thể thúc đẩy vận động khí huyết, thông kinh hoạt lạc, làm ấm nội tạng, kích thích đầu dây thần kinh, rất có giá trị chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.
TÁC DỤNG CỦA VIỆC NGÂM CHÂN THẢO DƯỢC
Việc ngâm chân bằng nước thảo dược được bào chế từ những nguyên liệu thảo mộc thiên nhiên như Lá lốt, Bạch chỉ, Gừng, Quế chi, Ngải cứu, Dây đau xương … rất có tác dụng trong việc thư giãn và xua tan mệt mỏi. Trải qua một quá trình đun nấu, các hoạt chất có trong những dược liệu này sẽ được hòa tan, khi ngâm sẽ tác động trực tiếp lên da, giúp điều hòa lưu thông máu, đẩy lùi các tình trạng mệt mỏi, chống stress và thư giãn tinh thần.
Như đã nói ở trên, trong cơ thể chúng ta có đến 6 dây thần kinh tập trung ở bàn chân và các huyệt vị tương ứng. Khi ngâm chân, các đầu mút thần kinh này sẽ được kích thích nhẹ nhàng bởi các tinh thể muối cùng hoạt chất từ thảo dược.
Để có được giấc ngủ ngon, khi ngâm chân bạn nên lưu ý xoa bóp nhẹ, bấm huyệt ở bàn chân nhằm tăng cường tác động đến hệ thần kinh, giúp ổn định điều hòa khí huyết và mang đến giấc ngủ sâu hơn.
Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược rất có ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp dai dẳng lâu năm. Trong thảo dược có chứa nhiều hoạt chất, tỏa hơi kết hợp cùng độ ấm vừa phải của nước giúp cơ thể cân bằng, tạo sự thoải mái, tác động tích cực lên các khớp xương bàn chân và đầu mút dây thần kinh ở bàn chân sẽ tác động ngược lên toàn cơ thể giúp giảm những cơn đau nhức do viêm khớp gây ra.
Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân với nước thảo dược là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.
Bệnh cao huyết áp thường gặp ở người già, những người bị béo phì hay làm việc căng thẳng. Việc ngâm chân bằng thảo dược đã được chứng mình là giúp ổn định huyết áp đáng kể. Khi ngâm chân, người bệnh nên cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh những tư tưởng tiêu cực dẫn đến áp lực, lo âu. Ngoài ra, đối với người huyết áp quá cao, có thể kéo dài thêm thời gian ngâm chân để tăng hiệu quả.
Ngâm chân với thảo dược có thể giúp bạn cải thiện bộ lọc của thận. Khi thực hiện, các thành phần hoạt chất trong nước ngâm chân thảo dược sẽ thẩm thấu vào thận, củng cố và góp phần tăng cường việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.
Để phát huy hết tác dụng của phương pháp ngâm chân bằng thảo dược, nên ngâm với nước ấm 30-40 độ C trong 30 phút, tốt nhất nên sử dụng bồn ngâm chân gỗ. Bởi đa số các bồn gỗ ngâm chân đều được làm từ các loại gỗ thông, gỗ ngọc am, gỗ pơ mu. Khi ngâm chân, các tinh dầu có trong gỗ sẽ góp phần giúp bạn có được sự thư giãn, ổn định tinh thần.
Phương pháp hương trị liệu để điều trị người bệnh được ứng dụng bằng nhiều hình thức: môi trường được sử dụng tinh dầu, sử dụng hương hoa tự nhiên giúp thư giãn. Hoặc trong phương pháp ngâm chây (tay) với các loại thảo dược chứa tinh dầu, để giúp cải thiện cách triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, đặc biệt là rối loại giấc ngủ - một triệu chứng thường gặp ở người bệnh "hậu COVID".