Miến Đao Thành Sơn ( Combo 5 gói )

Còn hàng
115.000 ₫ 125.000 ₫
  • 893106730027
Công ty TNHH MTV Đặc sản Tây Bắc Việt Nam (TABAVINA)

Lào Cai

Đang hoạt động


13

0

06-04-2021

Mô tả

Giữa những năm 70 của thế kỷ trước, miến đao Thành Sơn ngon nức tiếng trong và ngoài tỉnh. Thương lái nườm nượp tìm đến đất Bản Xèo mua miến Thành Sơn, phiên chợ nào trong khu vực này cũng thấy sản phẩm miến Thành Sơn, có người quen vào Bản Xèo người ta lại dặn nhau khi về nhớ mua miến về làm quà.

Ngày ấy, đường ô tô chưa có như bây giờ, phụ nữ Thành Sơn gánh miến đi khắp nơi trong tỉnh, miến Thành Sơn mang đi bao nhiêu cũng bán hết veo.

Mùa làm miến thường vào dịp cuối năm, từ tháng 10 âm lịch trở đi và chỉ kéo dài tới 3 tháng năm sau, vậy mà có hộ làm được hơn 1 tấn miến, miến làm đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Từ Mường Hum, Bản Vược, tiếng tăm của miến Thành Sơn dần lan ra khắp các nơi trong và ngoài tỉnh. Miến Thành Sơn nổi tiếng bởi sợi trắng, trong và khi nấu sợi mềm đều, nước nấu miến không bao giờ đục.

Ông Cồ Như Nghệ, người làm miến đao đầu tiên ở Thành Sơn và cũng là người bám trụ lâu nhất với nghề này tự hào: Miến Thành Sơn có hương vị đặc biệt, không thể chê được, có được điều này là nhờ làm từ loại đao đỏ chỉ có ở trong vùng. Bột miến làm từ loại củ này khi khô thì nắm chặt trong lòng bàn tay, sau đó ấn mạnh là bột lại vỡ vụn ra, khi ướt thì  mịnvà dẻo như bột nếp nươ

Thời hoàng kim, miến Thành Sơn làm ra nhiều nhưng vẫn không kịp sản xuất, nhiều nơi muốn bắt chước miến Thành Sơn nhưng không thể được. Ở vùng nọ có thương lái mua bột Thành Sơn về trộn với bột khác hòng kiếm lời nhưng người bình thường chỉ cầm nắm bột đã biết ngay không phải Thành Sơn nguyên chất.

Nghề làm miến đã giúp cho cuộc sống ở thôn Thành Sơn khá nhanh, nhiều hộ tiền dựng được nhà mới, đời sống đổi thay giúp họ càng muốn gắn bó hơn với đất, với nghề.

Nhưng rồi nghề làm miến ở thôn Thành Sơn cũng đến lúc thoái trào. Ngày huyện lỵ Bát Xát chuyển khỏi Bản Xèo, các hộ dân ở Thành Sơn cũng ồ ạt di chuyển về đô thị để mong tìm được nhiều cơ hội đổi đời, nhiều thanh niên ở Thành Sơn tìm cách thoát ly làm những công việc khác có thu nhập cao hơn.

Người làm miến ở Thành Sơn thưa dần, cuối những năm 80 chỉ còn 3 hộ bám trụ với nghề này, trong đó có gia đình ông Nghệ.

Trăn trở với việc nghề truyền thống của địa phương có nguy cơ mai một, chàng trai trẻ Cổ Như Thành (con trai ông Cồ Như Nghệ) cùng một số hộ ở Thành Sơn tìm cách khôi phục lại thương hiệu miến đao nổi tiếng xưa.

Được sự hỗ trợ của các ban, ngành và chính quyền địa phương, tháng 8 năm 2012, HTX Thành Sơn, Bản Xèo được thành lập với ngành nghề chính là trồng, chế biến củ đao đỏ thành miến đao đặc sản mang thương hiệu miến đao Thành Sơn. Chàng trai trẻ Cổ Như Thành được tín nhiệm bầu là Giám đốc HTX Thành Sơn.

Quyết tâm là một chuyện khi bắt tay vào thực hiện lại là chuyện khác, từ chỗ thiếu vốn để đầu tư dây chuyền, mở rộng vùng nguyện liệu đến tìm đầu ra cho sản phẩm, nhìn đâu cũng thấy nút thắt mà không biết phải tháo từ đâu.

“Một người không làm được nhưng tập thể hợp tác xã cùng bàn bạc thì sẽ có cách giải quyết’, Giám đốc HTX Cồ Như Thành nghĩ thế và cùng ban quản trị, các xã viên bàn bạc, tháo gỡ những vướng mắc.

Dây chuyền sản xuất có thể vay vốn ưu đãi và một phần nhận hỗ trợ từ cơ quan khuyến công, nhưng vùng nguyên liệu thì bà con trong thôn, trong xã phải chủ động làm, đó là quyết định quan trọng được Ban quản trị nhìn nhận và đánh giá, thống nhất.

Thời gian đầu thành lập, ngày nào các thành viên ban quản trị cũng đến từng chân đồi vận động các xã viên và người dân phát triển cây dong riềng với lời hứa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Từ một hộ, hai hộ, phong trào trồng miến rong cứ thế lan rộng từ thôn này sang thôn khác. Sản phẩm làm ra đến đầu được hợp tác xã thu mua đến đó và thanh toán kịp thời cho bà con, khiến các hộ dân các thêm tin tưởng phát triển vùng nguyên liệu

Vượt qua những khó khăn về vùng nguyên liệu, HTX Thành Sơn tiếp tục bắt tay đẩy mạnh sản xuất.

Ban Quản trị hợp tác xã đưa ra tôn chỉ là chú trọng đến chất lượng, giữ cho được hương vị miến đao Thành Sơn truyền thống. “Đó có lẽ cũng là bí quyết thành công của miến đao Thành Sơn từ khi thành lập đến nay”, Giám đốc HTX Thành Sơn Cồ Như Thành chia sẻ bằng giọng bồi hồi.

Những thành công cảu HTX Thành Sơn hôm nay là rất đáng ghi nhận. Khi mới thành lập, HTX có 10 xã viên và vùng nguyên liệu rộng 10 ha. Sau 4 năm, HTX đã có 215 xã viên, vùng nguyên liệu mở rộng tới 500 ha, trải dài từ xã Bản Xèo đến  Mường Vi, Pa Cheo, Y Tý, Bản Vược, Cốc Mỳ.

 Hàng trăm hộ dân có thêm thu nhập khi giá thu mua củ đao đỏ nguyên liệu được duy trì ổn định từ 2,5 - 3  nghìn đồng/kg.

Đưa chúng tôi đi thăm đồi đao đỏ rộng hơn 2 ha của gia đình sắp bước vào thời điểm thu hoạch, ông Má A Cha, thôn Thành Sơn, xã Bản Xèo chia sẻ: “Nhờ có cây đao đỏ này mà nhà tôi thoát nghèo đấy. Trồng nó không vất vả như cây ngô nhưng tiền thu về gấp đôi nên bà con phấn khởi lắm”.

Ông Cha nhẩm tính, năng suất mỗi ha đao đỏ là 25 - 27 tấn củ, vậy là có 50 đến 70 triệu đồng rồi nếu trồng đủ 1 ha.

Hiện HTX Thành Sơn sản xuất hơn 100 tấn sản phẩm mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động với mức thu nhập 4 triệu
đồng/người/tháng.

Đó là thành công lớn của Thành Sơn trên bước đường sản xuất hàng hóa với việc hoàn thiện các khâu từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.Chủ tịch UBND xã Bản Xèo Vương Mạnh Tuấn có lẽ là một trong những người vui mừng nhất khi chứng kiến  những thành công bước đầu của HTX Thành Sơn.

Đánh giá

Hãy là người đầu tiên trải nghiệm sản phẩm này.

Đánh giá của bạn được gửi để phê duyệt.

Bình luận